Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

Bùa Trà Kha

1. Nguồn gốc

Môn phái Trà Kha có nguồn gốc ở Phật giáo. Phật tổ khi còn mang xác tục, đi truyền giáo trong những thâm sơn cùng cốc, gặp nhiều cái nguy hiểm trở ngại gây ra bởi lòng tàn khốc của thổ dân. Thôi thì đủ thứ gian truân khổ ải : bị đánh đập, bị đâm chém. Tránh được lòng độc ác của con người thì lại sa vào nanh vuốt của thú dữ.

Ngọc Hoàng thượng đế thấy vậy mủi lòng thương, sai ba vị thần tướng xuống ủng hộ để diệt người ác, thú độc và giúp Phật tổ làm tròn sứ mệnh thiêng liêng là cứu vớt chúng sinh. Ba vị thần tướng đội lốt rắn khi ẩn khi hiện theo sau Phật tổ. Nhưng lòng lành của Phật tổ đã tràn ngập trong vạn vật đến nỗi Phật thương xót cả kẻ ác đã hại mình. Mỗi khi ba vị thần tướng quá tay làm hại một sinh mệnh là Phật lại sa nước mắt cầu thượng đế tha thứ cho kẻ ngu dại.

Thấy vậy ngọc hoàng phán cho 3 vị thần tướng phải truyền cho Phật một phép để hộ thân, chỉ để giữ mình mà thôi. Ba vị tuân mệnh dở phép thần thông khiến cho khi Phật bị đánh đập, đâm chém cũng không việc gì. Ba vị dưới lốt rắn quằn mình uốn khúc làm thành những hình thù kỳ lạ, Phật ghi chép lại những hình ấy và vẽ lại làm bùa. Ba vị truyền cho Phật những câu thần chú mà sau đó Phật gọi là kinh.

* Bùa Trà Kha : cái nào cũng như hình rắn uốn mình. Vẽ bằng son đỏ trên giấy vàng vì khi ba vị thần tướng dưới lốt rắn đỏ, quằn mình thành hình bùa trên bãi đất vàng.

* Kinh : tức là những câu thần chú, tuy nhiên kinh khác chú ở chỗ tha hồ lưỡi chạm răng.

* Cầu tổ : Đệ tử phải thành tâm tin tưởng thì có thể cầu Tổ được. Khi cầu Tổ nhập vào mình thì người sẽ mê đi, tay chân run động như có một linh hồn nhập vào mình. Đặc điểm của Trà Kha, khi cầu Tổ được thì người học cứ lao mình đi và phun phì phì như rắn. tuy nhiên không phải ai cũng cầu Tổ được dễ dàng.

: Tuy Trà Kha có gốc từ Phật giáo, nhưng không phải kiêng nhiều thứ khắt khe. Đệ tử Trà kha không được ăn các vật về loài bò sát, các thứ cá không vây, khế. Về cơ bản, thêm những điều kiêng cữ như các môn phái khác ( trâu, chó, rắn, rùa, baba, cá chép, đồ tanh, đồ sống ). Theo lời truyền, vì hóa thân của ba vị thần tướng là rắn, nên đương nhiên rắn tuyệt đối không được ăn, sát sinh. Và khi ba vị thần tướng thoát xác rắn thì trên cây khế, nên khế cũng không được ăn. Các đạo phù Trà kha không được xăm vào thân thể. Trong Trà kha, có thể dùng ngải cũng được. Binh Trà kha cúng chay, hay dùng 5 trái trứng luộc mà thôi + gạo, muối, nổ.

* Tranh Tổ : Để trên ban thờ như ta thờ bài vị. Tranh Tổ thể hiện cho ta một ý tưởng về gốc tích của Trà Kha. Có tranh trên vẽ Phật tổ từ bi, dưới có 3 ông rắn...hoặc thờ đạo bùa Tổ.
* Lễ vật : Bao giờ cũng cúng chay và đơn giản : Một cục than, một đĩa bỏng, một nải chuối, một đĩa hoa, một chén nước trong, 9 ngọn nến, 9 cây hương. Hoa cúng Phật, chuối, bỏng và than để cúng 3 vị thần tướng. Các loài vật tu có thể thành chính quả. Rắn - bụt không bao giờ ăn sinh vật, chỉ ăn than và các thứ hoa quả.
* Lời thề : Nhập môn Trà kha phải lập thệ trước ban thờ Tổ. Xưng tên tuổi, xin học phép Trà Kha và thề làm việc nhân đạo, giúp mình giúp đời, không bao giờ ỷ có phép Trà Kha làm điều sai quấy. Nếu trái lời thề xin Tổ thu phép và trừng phạt, không dám ân hận.


 Phần 2 : Truyền phép - lễ nhập môn
Thầy Trà Kha truyền phép cho đệ tử nhập môn trong 6 lần : sáu tối hoặc 3 ngày, mỗi ngày 2 lần. Muốn đơn giản có thể rút lại làm 2 ngày, như thế thì 3 buổi cuối cùng thư vào một buổi. Cũng không có hại gì cho người đệ tử và cho sự linh nghiệm cả, chỉ hơi khó nhọc cho người dạy.
Người đệ tử nếu chịu luyện cho đến cầu tổ được mà tính nết hết sức tốt thì thày sau khi xem xét kỹ, có thể làm lễ xuất sư cho, có nghĩa là được phép làm thầy.
* Khoán bùa : Có 2 cách khoán bùa : khoán trên giấy và khoán vào mình đệ tử. Vẽ bùa trên giấy rồi đốt một cây hương, họa bóng theo hình bùa, mồm đọc chú. Khoán vào người thì khoán đầu, ngực lưng, tay chân. Uống bao nhiêu bùa phải khoán bấy nhiêu. Cũng cần cây hương đang cháy và vẽ bùa trên mặt da. Như thế phải thuộc bùa lắm.
Khi khoán bùa phải hết sức tưởng Tổ, nghĩa là hết sức tập trung nghĩ vào việc mình làm, lúc khoán xong thì tưởng tượng tổ đã nhập vào mình rồi ngậm hơi thổi mạnh vào giấy bùa hay chỗ khoán trên mình.
Đệ tử phải mua 4 thước vải trắng và 2 thước vải đen. Thầy luyện phép vào vải để dùng khi truyền phép. Vải ấy sau này người dạy chôn một nơi như để yểm cho phép được lâu bền. Khi truyền phép thì vải trắng xếp dài quấn ngang cổ đệ tử, vải đen giải dưới chân.
Tối thứ nhất : Sau khi đã bày lễ vật, thiết lập ban thờ, thắp đèn, hương , nến, đọc kinh cầu Tổ

Kinh cầu Tổ 1
Bờ ri ti ti tít nặc
Bờ ri tít ti na nặc
Thách cu bờ rít nặc
Xắc phích lịch phổ nặc

Kinh cầu Tổ 2
Bờ ra tít ít xắc nặc
Bờ ra xao ti ni phịch mặc
Bờ ra chôn xắc xắc nặc
Bờ ra xây tha na mặc nặc
Bờ ra chôn bờ ruy dặc nặc

Xong thư 3 đạo phù sau đây ( vẽ trước )

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

 Tối thứ 2

Vẫn kinh cầu Tổ và khoán bùa

Posted Image

Posted Image

Posted Image



Tối thứ 3

Vẫn kinh cầu Tổ và khoán bùa như trên



Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image



Trong tối thứ 3 này, đốt những bùa này ra tro, hòa với dầu lạc. Thầy ngậm dầu này vào mồm phun và thoa khắp người đệ tử. Sau một ngày mới được tắm rửa để không mất dầu. Theo lời truyền lại phải phun dầu để giữ cho những bùa mình đã uống còn mãi trong cơ thể, cho sự linh ứng huyền bí không mất đi được. Như thế, phun dầu rất quan trọng trong thời gian nhập môn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.