Bùa, Ngãi: là sự tập hợp của các ông Thần, Quỷ (giận và phá phách), và có khi là Ma (buồn). Ba lọai này ở thấp hơn Con Người (có hiếu và ưa nói thật).
Do đó cho nên: Khi đã có Hiếu và ăn thì ngay, nói thì thật thì loại này không làm gì được mình. Mình có bị bỏ buà đi nữa (bà xả) thì họ cũng không làm gì được mình.
Chú: là âm thanh, chấn động tự nhiên của Vũ Trụ hay là môi trường sống mà mình đang sống.
Chú là Tên gọi của ai đó (ai đó: là Quỷ, Thần, Tiên, Chư Thiên ...). Những chúng hữu tình này trong lúc sinh sống thì họ nhận biết được một cái sức mạnh nào đó (nơi họ đang ở) và họ luyện cái năng lực đó và tu tập thành công.
Có thể gọi đây là những nhà chuyên khoa về một vấn đề nào đó. Do đó mà khi gọi đúng tên của họ, thì họ xuất hiện và làm theo chuyên khoa của họ.
Như vậy, tùy vào cách gọi của hành giả mà hành giả có thể triệu tập được họ hay không.
1. Gọi bằng lời nói bằng cách đọc lớn tiếng như là gọi nhau bình thường vậy đó: Không có tác dụng gì cả.
2. Gọi bằng tiếng xù xì, xù xì, y như là nói nhỏ vào tai của ai đó: Cái này thì những cảnh giới ở gần chỗ mình ở thì họ có thể nghe và họ sẽ tới.
3. Gọi bằng sự tập trung tư tưởng, như:
Nín thở mà gọi, vẽ, sau đó thì thổi vào chỗ nào hay cái gì đó: Họ sẽ xuất hiện ngay nơi đó và sẽ thi hành cái chuyên khoa của họ.
4. Gọi bằng "Cận Định": thì cao nhất là Tha Hoá Tự Tại sẽ tới, thấp thì có Bùa Ngãi.
5. Gọi bằng "Chánh Định" là gọi với trình độ Tứ Thiền Hữu Sắc là cao nhất (khi bàn về hình tướng). Ở Trình độ này thì gọi ai thì người đó đến bằng linh ảnh.
Từ năm cách gọi ở trên mà mình sẽ gặp những loại khác nhau:
ví dụ: Âm thanh là: Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát.
Gọi cách thứ nhất: Chỉ có hàng xóm, bà xả và con cái nó nghe và nó cằn nhằn.
Gọi cách thứ hai: Ma quỷ và cõi cô hồn thuộc về dạng "có đọc qua câu này khi họ còn sống" nay vì nghe có người đọc theo kiểu này thì họ kéo tới. Và nghe theo kiểu của họ (có nghiã là nghe tiếng được, tiếng mất, y như là Bé Hạt Tiêu tường trình lại khi còn ở Điạ Ngục mà niệm Phật vậy: Có nghiã là không phải là âm thanh "Phật" đâu! Mà là "Hự" hoặc là "Phừ" hoặc là "Ự" ...)
Cách thứ ba:
Thì quỷ thần nó tới. Loại này thì khi còn sống, họ có thấy thoáng qua một cái gì đó về Ngài Quan Thế Âm nên họ cứ đi tìm để mà được thấy lại cái đó. Trình độ tam linh rất là hổn man và cực kỳ yếu kém.
Là vì tìm hoài không được, nên họ tự xưng là Quan Thế Âm và đi hành hiệp y như là các hiệp sĩ là:
Có thưởng, có phạt; có đập, có đánh; có phe, có đảng; có lính, có quân; có Ta, có ngươi; với đầy đủ bản ngã của người chưa tu hành.
Người làm quen với kiểu này thường bị buà hành như: cụng đầu, đập tay chân vào vách đá, đến độ xùi bọt mép, co giật tay chân ... Thảm trạng này sẽ tái diển nếu mà người này ... phạm giới như là ăn khế, ăn thịt chó, ăn thịt trâu và thậm chí ăn đậu phọng, chui qua dây phơi đồ, hành sự vợ chồng mà đeo bữu bối (tượng phật làm bằng xương, nanh ...)...
Tất nhiên nói xạo và bất hiếu thì ... không sao ;
Cách thứ tư:
Tha Hóa mà nó tới thì có cái đở hơn: cũng có sự hành hạ nhưng ít lắm, nhưng ... có cái là họ ngu lắm, ví dụ:
Tự nhiên các Ngài làm cho người, tu hành theo kiểu này, hiểu là "Tập mở Thần Nhãn":
Thế là khi các Ngài nhập vào thì người này cứ nhè những cái đinh hay là góc cạnh bàn hay nhà mà cụng đầu vào chỗ Tam Tinh (ngay giữa chân mày) để mà khai mở!
Tha Hoá Tự Tại thấp cấp, có khuynh hướng bần cùng hoá người đi theo mình: Là vì đó là cách mà họ đã tu hành và đã thành công theo cách là "làm đầy tớ không công cho thiên hạ". Do vậy mà đời nó dập là khỏi chê khi hành giả tu theo kiểu này.
Loại Tha Hoá cao cấp hơn thì sẽ xuất hiện trong khi hành giả bị bịnh nặng và đề nghị là nếu mà thờ Ta thì Ta sẽ chữa lành, và làm cho con giàu có và nhiều quyền lợi, và có thể thành một giáo chủ.
Cách thứ năm:
Là các Nhí và các hành giả ở hoasentrenda đang tập gọi.
TB: Ngãi là một cái cây đã có sẳn một chất độc qua mùi thơm, hay là chất hoá học. Người luyện phải biết được thần chú và tập trung tư tưởng vào cây này mà ... nuôi nấng nó như là con của mình vậy. Lâu ngày thì Ma hay Quỷ, hay là Thần nó nhập vào cái cây đó và từ đó nó mới có tác dụng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.